Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Biến mọi thiết bị trong nhà thành nhân viên chống trộm hoàn hảo

Các chuyên gia của Lumi Việt Nam nghiên cứu thành công và cho ra đời hệ thống cảm biến chuyển động và cảm biến chống đột nhập nằm trong giải pháp nhà thông minh Made in Việt Nam duy nhất hiện nay.

Bạn có thể tưởng tượng mọi hoạt động chuyển động diễn ra trong ngôi nhà của mình sẽ được kiểm soát 24/24 chỉ thông qua một chiếc smartphone với hệ điều hành đơn giản?

Những điều tưởng chừng khó tin này đã được các chuyên gia của Lumi Việt Nam nghiên cứu thành công và cho ra đời hệ thống cảm biến chuyển động và cảm biến chống đột nhập nằm trong giải pháp nhà thông minh Made in Việt Nam duy nhất hiện nay.

Xem thêm :

>> hệ thống an ninh

Có phải chỉ Camera mới giúp bạn chống trộm?

Nếu như trước đây, việc lắp đặt hệ thống camera chống trộm được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu để bảo vệ cho ngôi nhà của bạn thì ngày nay, cách làm này lại bộc lộ rất nhiều những hạn chế. Việc lắp đặt Camera quan sát chỉ giúp người sử dụng xác định được các hoạt động đã, đang diễn ra trong phạm vi quan sát của hệ thống mà hoàn toàn không thể ngăn chặn hành vi đột nhập hay trộm cắp của các đối tượng xấu. Thêm vào đó, những điểm hạn chế như phạm vi quan sát hẹp, dễ bị che khuất hay không hoạt động khi bị cắt nguồn cũng là những trở ngại khiến người dùng sẽ phải lắp đặt đồng bộ nhiều giải pháp hơn, gây lãng phí, tốn kém mà đôi khi không có được hiệu quả tối đa như mong muốn.

Hiểu rõ được những nhược điểm của các biện pháp an ninh truyền thống cũng như mong muốn mang tới cho người dùng những giải pháp an ninh hiệu quả, tiên tiến, các kỹ sư đến từ Lumi Việt Nam đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để cho ra đời hệ thống cảm biến chuyển động và hệ thống cảm biến chống đột nhập ưu việt nhất hiện nay.

Bạn có thể biến mọi thiết bị trong ngôi nhà trở thành một nhân viên chống trộm hoàn hảo

Cảm biến chuyển động và cảm biến chống đột nhập Lumi – Giải pháp an ninh hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn

Cảm biến chuyển động và cảm biến chống đột nhập là sản phẩm được thiết kế riêng cho những ngôi nhà đã hoàn thiện và đang ở, được cấp nguồn bởi Pin Lithium (Tuổi thọ Pin 2 năm). Khi phát hiện xâm nhập lạ, cảm biến sẽ gửi tín hiệu (sóng không dây zigbee) tới bộ điều khiển trung tâm, bộ điều khiển trung tâm sẽ kích hoạt các thiết bị (theo cài đặt của người sử dụng) như còi hú, đèn xoáy, bóng điện, rèm cửa… Trong trường hợp này, một hoặc tất cả các thiết bị trong nhà được cài đặt sẽ cùng tham gia báo động ngay khi xác định được sự đột nhập trái phép và điều đặc biệt là bạn có thể "giao nhiệm vụ" cho từng thiết bị trong từng trường hợp cụ thể.

Một ví dụ để bạn có thể hình dung rõ hơn về "hệ thống chống trộm đặc biệt" này, đó là khi bạn đi vắng, bạn có thể bật điện thoại lên và cài đặt trong chế độ đi vắng (còi hú, đèn xoáy, rèm cửa), và thông tin này được lưu trên bộ điều khiển trung tâm, khi có xâm nhập lạ, tín hiệu từ cảm biến gửi đến bộ điều khiển trung tâm,  sau đó bộ điều khiển này  sẽ có nhiệm vụ kích hoạt các thiết bị mà bạn vừa cài đặt như đèn sẽ tự động bật sáng, rèm cửa mở ra...

Hệ thống cảm biến chống đột nhập của Lumi

Với những ưu điểm và tiện ích kể trên, cảm biến chuyển động và cảm biến chống đột nhập trong giải pháp nhà thông minh của Lumi đã thực sự giải quyết được yêu cầu chống trộm, đảm bảo an ninh hiệu quả cho ngôi nhà của bạn. Vậy thì tại sao bạn không cùng Lumi "huy động" toàn bộ những thiết bị tưởng chừng như đơn giản trong ngôi nhà trở thành một trong những "nhân viên an ninh" xuất sắc ngay hôm nay.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Sự kết hợp hoàn hảo giữa thành phố thông minh và vấn đề quản trị đô thị

Xây dựng thành phố thông minh đang trở thành một trào lưu của các đô thị trên thế giới và Việt Nam cũng đang bước đầu tiếp cận. Quá trình đô thị hóa ở các nước đi sau có nhiều cơ hội để thay đổi; tuy nhiên cần chú ý những khác biệt về nền tảng xã hội khi học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước. Bài viết thảo luận về tình hình phát triển đô thị thông minh trên thế giới và ở Việt Nam và gợi ý một số vấn đề về quản trị đô thị tương lai.


Thành phố Bollywood (Ấn Độ) phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Thành phố thông minh

Bước sang thế kỷ 21, thế giới biến đổi nhanh chóng cùng với sự phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Công nghệ và sự thay đổi xã hội tạo ra những đột phá về tổ chức đi lại, sử dụng năng lượng, hệ thống phân phối logistics, quản lý cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Sự hội tụ của những thay đổi về công nghệ làm thay đổi nhận thức, thay đổi các thể chế và cách chúng ta tạo ra giá trị của thời đại mới, đặc biệt là khu vực đô thị – nơi hội tụ của tinh hoa và sáng tạo.

Thành phố "thông minh" hay "thông minh hơn" ra đời là một tất yếu khi công nghệ chín muồi, nhu cầu đủ lớn và điều kiện xã hội đáp ứng. Nhìn lại 50 năm trước, khái niệm thành phố thông minh đã từng được đề cập ở Hoa Kỳ nhưng chưa được hoàn thiện. Cho tới gần đây, sự nở rộ của nha thong minh phản ánh sự hội tụ của nhiều yếu tố, từ nhu cầu thay đổi cho tới sự chín muồi của công nghệ và trưởng thành của thể chế, và nền tảng xã hội. Từ góc độ thị trường và xã hội, sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư và cải thiện chất lượng sống là động lực để cả doanh nghiệp, chính quyền, và người dân phải thông minh hơn. Từ góc độ công nghệ, sự chín muồi của công nghệ đã thay đổi cách thức quản lý sản xuất và cung cấp dịch vụ. Trong bối cảnh đó, các thể chế và các nhà quản lý chấp nhận cái mới, chấp nhận sự tham gia và giám sát của người dân, chấp nhận thay đổi cuộc chơi để tăng sức cạnh.

Khái niệm thành phố thông minh được sử dụng từ năm 2005 bởi một loạt các công ty công nghệ dành cho việc ứng dụng các hệ thống thông tin vào việc vận hành hạ tầng đô thị như các tòa nhà, giao thông, cung cấp điện nước và an toàn xã hội. Ý tưởng này cũng hình thành nền tảng dựa trên công nghệ thông tin cho các công tác quy hoạch, phát triển và vận hành các thành phố. Năm 2008, tập đoàn IBM đề cập đến "thành phố thông minh" như một phần của ý tưởng "Hành tinh thông minh hơn". Sau đó, khái niệm này trở thành chiến lược nổi bật và xu hướng cạnh tranh giữa các nước.

Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu "thành phố thông minh" dưới dạng biểu hiện của "thành phố tri thức", "thành phố kỹ thuật số", "thành phố tự động" hoặc "thành phố sinh thái". Tuy nhiên thành phố thông minh được hiểu là sự hội tụ của ba yếu tố: hạ tầng hiệu quả, phát triển bền vững và môi trường sống thân thiện biểu hiện qua nền kinh tế thông minh, đi lại thông minh, cư dân thông minh, môi trường thông minh, quản lý đô thị thông minh và cuộc sống thông minh. Cơ sở của sự thông minh là công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technology – ICT) giúp cho tất cả các lĩnh vực như để vận hành hệ thống hạ tầng, cung cấp tiện ích đô thị, bảo vệ môi trường và an toàn cộng đồng, cung cấp dịch vụ đô thị và các nhu cầu khác một cách thông minh, giúp cho kinh tế đô thị tăng trưởng và phát triển bền vững. Hình bên mô tả khái quát về các khía cạnh của thành phố thông minh hiện nay.


Các lĩnh vực của thành phố thông minh.

Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 100 thành phố đã triển khai các chương trình để hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố thông minh. Mỗi quốc gia hoặc thành phố lựa chọn cách riêng để đạt được mục tiêu của mình phụ thuộc vào bối cảnh phát triển. Có thể hình dung tình hình phát triển của các thành phố tiêu biểu trên thế giới trong đồ họa sau:

Tại Việt Nam, xu hướng xây dựng đô thị thông minh đang được quan tâm và thúc đẩy. Thành phố thông minh được coi là lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới cũng như khả năng tiếp cận của Việt Nam. Các đề xuất phát triển và đầu tư cho đô thị thông minh đang mở rộng như Đà Nẵng, TP HCM, Thái Nguyên, Hà Nội và Bình Dương trong lĩnh vực giao thông, cấp nước, quản lý môi trường… Các chương trình gắn với xây dựng Chính phủ điện tử đang thúc đẩy sự thay đổi trên các lĩnh vực quản lý ngân sách, thuế, hải quan và quản lý đất đai.

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng các thiết bị di động thông minh đã du nhập vào Việt Nam và phát triển mạnh trong nhiều ngành kinh tế. Công nghệ thông minh đã len lỏi vào các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán, truyền thông. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Internet của vạn vật (IoT) để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ. Một số lĩnh vực then chốt của cuộc sống đô thị như giao thông và dịch vụ tiện ích cũng có những ứng dụng như tìm đường, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hay dịch vụ các tòa nhà thông minh.

Việc phát triển thành phố thông minh đã xúc tiến thông qua nhiều chương trình hợp tác quốc tế. Nhiều đề xuất hợp tác quốc tế với Nhật Bản, Phần Lan, Hà Lan và Hoa Kỳ đã và đang thiết lập nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc ứng dụng phát triển thành phố thông minh. Ba năm gần đây, nhiều dự án đang được đề xuất theo một số chủ đề ở các thành phố. Nhiều địa phương khác cũng đang nghiên cứu và tương lai sẽ có nhiều đề xuất dự án ứng dụng mới.

Ở cấp độ quốc gia, việc hình thành các tổ chức và nghiên cứu đã được xúc tiến. Chính phủ thành lập Ban Xây dựng phát triển hệ thống thành phố mhông minh với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành. Mục tiêu triển khai trong giai đoạn 2006 – 2020 là vận động các nước, doanh nghiệp tham gia hợp tác, tư vấn, và các địa phương đăng ký tham gia mô hình sẽ xây dựng đề án triển khai. Chính phủ cũng ký kết các chương trình hỗ trợ từ các đối tác nước ngoài như IBM, Cisco, Hàn Quốc, Phần Lan, chấp thuận các dự án đầu tư và đề xuất các khung chương trình liên quan đến việc xây dựng, phát triển thành phố thông minh. Tuy nhiên, việc triển khai còn nhiều việc phải làm bao gồm từ bộ khung thể chế, từ chương trình, dự án đầu tư, cơ chế thu hút và xây dựng năng lực.

Kết quả của quá trình phát triển chính phủ điện tử và tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng góp phần vào xây dựng thành phố thông minh. Đến nay, 96,6% Bộ, ngành đã xây dựng website riêng, 100% các tỉnh, thành phố có cổng thông tin điện tử, 83,6% các thông tin chỉ đạo, điều hành được đăng trên internet. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đã từ chuyển mức tin học hóa hoạt động hành chính là chủ yếu sang việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ ngày càng cao. Hiện, có trên 89.000 dịch vụ công mức độ 1 và 2, 890 dịch vụ công mức độ 3 và 11 dịch vụ ở mức độ 4 được cung cấp trực tuyến. Những ứng dụng trên mở rộng các kênh thông tin, phổ biến kiến thức, giảm chi phí giao dịch và tăng khả năng thích ứng của xã hội.

Việt Nam đã và đang triển khai nhiều ứng dụng công nghệ "thông minh" ở khu vực đô thị. Các dự án theo ngành điện, nước, giao thông và công trình thông minh của khu vực tư nhân đã bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên, sự thay đổi về quản trị ở cấp độ thành phố và liên ngành mới dừng ở mức độ đề án, thiếu các dự án nghiên cứu đánh giá và thí điểm song hành với đầu tư về mặt kỹ thuật.

Thành phố thông minh nhìn từ góc độ quản trị

Không phải ngẫu nhiên thành phố thông minh phải dựa trên cả ba trụ cột là công nghệ, quản trị và cư dân. Hệ thống quản trị chính là cầu nối đảm bảo sự tương thích với sự thay đổi của công nghệ và trình độ của cư dân. Công nghệ năng lượng tái tạo như pin mặt trời hay trạm phát điện, chỉ đem lại hiệu quả khi cơ chế khuyến khích đủ lâu dài để các hộ tiêu thụ đầu tư thu hồi vốn và chính sách bù giá ra đời nhằm khỏa lấp khoảng cách giữa thị trường hiện tại và tương lai. Sự ra đời của dịch vụ Uber và Grab taxi làm cho bên cung cấp có lợi thế về quyền chọn khách hàng nhưng lợi thế thông tin làm có thể làm người lái taxi nâng giá tùy ý và chèn ép khách hàng và dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng với taxi truyền thống. Có thể nói, sự vượt trội của công nghệ có thể dẫn tới những nhóm đi trước "bóc lột" số còn lại và dẫn tới xung đột mới và những vấn đề như vậy đòi hỏi hệ thống quản trị và thể chế phải thay đổi theo hướng thông minh hơn. Thể chế thông minh hơn và quản trị thông minh hơn sẽ giúp giảm bớt sự lạm dụng, tái phân bổ lợi ích và nguồn lực khi cần thiết, và mở rộng phạm vi tác động ưu việt của công nghệ tới các nhóm xã hội khác nhau.

Nền tảng để bước vào ứng dụng thông minh ở các nước phát triển cũng có những đặc điểm riêng. Hai mươi năm qua, hệ thống quản trị của họ đã chuyển đổi từ quản lý đô thị với chính quyền làm trung tâm sang quản trị đô thị lấy liên minh với các chủ thể khác làm sức mạnh. Tiếp cận quản trị đô thị giúp thay đổi hệ thống hành chính cứng nhắc chỉ tập trung giải quyết những gì theo "đúng quy định" sang tiếp cận theo hướng "đáp ứng đòi hỏi xã hội" trên cơ sở khai thác sức sáng tạo và nguồn lực rộng mở. Nói cách khác, thay vì sử dụng nguồn lực của mình thực thi nhiệm vụ hành chính (Government), chính quyền dùng sức mạnh và ảnh hưởng của mình khi liên minh với các bên tham gia – để điều phối các nguồn lực xã hội hướng đến mục tiêu phát triểnchung (Governance).

Sự "thông minh" về xã hội là nền tảng để phát huy ứng dụng về công nghệ. Hệ thống quy hoạch và quản lý dựa vào nền tảng dân chủ tạo cơ chế sàng lọc về xã hội để các ưu việt về công nghệ được mổ xẻ rộng rãi lựa chọn nhờ quá trình đối thoại. Mô hình "quy hoạch giao tiếp" (communicative planning) đã thay thế quy hoạch dựa vào các chuyên gia và giúp đạt tới sự hợp lý về xã hội. Quá trình thảo luận với các bên tham gia ở đa cấp độ và đa chiều làm cho sự "thông minh" của xã hội được phát huy. Từ cách tiếp cận này, việc quản lý theo dự án (project-based development) đã chuyển thành thảo luận để giải quyết vấn đề phát triển theo khu vực (Area based development) . Nói cách khác, sự "thông minh" trong quản trị ở các nước phát triển có sự đóng góp của công nghệ và xã hội. Công nghệ truyền thông và tin học (ICT) phát triển đã giúp chính quyền tận dụng tốt và tạo điều kiện cho sự thăng hoa của sáng tạo và hệ thống tự động lựa chọn các giải pháp thích ứng – tối ưu – thông minh.

Trong quá trình phát triển, các nước đi trước cũng có những sai lầm song họ đã điều chỉnh. Trong thế kỷ XX, sự thăng hoa của kỹ nghệ xe hơi và năng lượng hóa thạch đã tạo ra hình mẫu đô thị phát triển lan tỏa và lệ thuộc vào xe hơi. Tuy nhiên, quá trình này đã được điều chỉnh và nhiều công cụ mới đã được khai thác để giúp các thành phố tăng tưởng (smart growth).Việc mở rộng thành phố được đánh giá kỹ, lựa chọn khôn ngoan khu vực phát triển dựa trên nền tảng quy hoạch tham gia để có bộ khung không gian như hiện nay.

Các nước đang phát triển hướng đến xây dựng thành phố thông minh trong bối cảnh đô thị hóa nhanh có lợi thế bởi sự chín muồi của công nghệ có thể giúp đi tắt và đón đầu. Tuy nhiên, có thể nói thách thức ở nhiều nước đang phát triển là dù có đồ án quy hoạch "đẹp" và chính sách "hay" thì vẫn không triển khai được vì năng lực thể chế và phức tạp của vấn đề xã hội. Hệ thống thông minh cần cả sự tương tác đa chiều và nền tảng để khai thác là sự tương tác và giao tiếp phân tán – phân quyền. Điều này đòi hỏi một cấp độ mới trong hợp tác và chia sẻ không dễ đạt được nếu thiếu nền tảng quản trị và xã hội "mở". Có nhiều vấn đề cần cân nhắc nếu so sánh về nền tảng xã hội, thể chế, cũng như kinh nghiệm về các bài học phát triển mà các nước đi trước đã trải qua.

Ngoài nền tảng khác biệt, các nước đang phát triển còn phải chú ý tới những khó khăn về kỹ thuật và năng lực. Việc mua thiết bị camera giám sát; điều khiển hành trình, hay thiết kế công trình "xanh" có thể giúp một bộ phận thành phố nhanh chóng "thông minh hơn"; tuy nhiên, hệ thống kỹ thuật làm việc tốt khi các cơ sở dữ liệu được xây dựng và quản lý đồng bộ nhưng cơ sở dữ liệu đầu tư bài bản, cập nhật, và kết nối luôn là yếu điểm ở các nước đang phát triển. Vấn đề năng lực thể chế đảm bảo cho các hệ thống kỹ thuật hoạt động ổn định cũng là những mối quan ngại. Sự lệ thuộc về công nghệ từ bên ngoài cũng tiềm ẩn rủi ro bởi mua công nghệ từ CISCO, SIEMENS, HONEYWELL hay IBM thì dễ xong để đáp ứng yêu cầu thường xuyên nâng cấp phần mềm và phần cứng để đảm bảo chất lượng lại không dễ nếu ngân sách không đảm bảo.

Có thể nói, việc nhân rộng ứng dụng thông minh lên cấp độ đô thị vẫn là thách thức của các nước đang phát triển. Công nghệ mới có thể mua và áp dụng nhanh chóng ở cấp độ dự án hoặc công trình, xong để trở thành một thành phố thông minh và toàn diện cần có một nền tảng xã hội phù hợp. Nhiều hệ thống kết cấu hạ tầng có thể áp dụng nhanh công nghệ mới để giải quyết bài toán tối ưu tại một đầu mối tập trung. Không chỉ có vậy, nếu thành phố thông minh trở thành vũ khí bị chính trị hóa, các thành phố có thể bị lôi cuốn vào các cuộc chạy đua mua sắm thiết bị nhưng không đầu tư nâng cấp đồng bộ về hạ tầng mềm, nền tảng xã hội để khai thác hiệu quả thông qua quá trình quản trị phù hợp. Kết quả đầu tư lớn nhưng hiệu quả đem lại không giúp các thành phố thông minh hơn, đủ để cạnh tranh trên phạm vi quốc tế.

Xem thêm :
>> nhà thông minh

Một số suy nghĩ về quản trị hướng tới thành phố thông minh ở Việt Nam

Thành phố thông minh cần được hiểu là làm cho tổ chức xã hội đô thị đó thông minh hơn. Thông minh không phải là đích mà là phương tiện để phát triển bền vững, cạnh tranh, thịnh vượng và cuộc sống có chất lượng. Thông minh hơn là một quá trình diễn tiến không ngừng, không phải mới bắt đầu và không kết thúc với sự sáng tạo rộng rãi của xã hội là nền tảng. Thông minh hơn không chỉ dựa vào công nghệ kết nối và tính toán hay kiểm soát, mà còn cả hệ thống quản trị với sự tương tác của các bên tham gia với mục tiêu cao nhất là phục vụ con người. Trách nhiệm của hệ thống quản trị là xây dựng nền tảng cho sự sáng tạo và thông minh hơn.

Các thành phố đi trước có nhiều bài học cần được học hỏi và tiếp thu, xong cần nhận thức sự khác biệt của "người đi sau" về cả cơ hội, lợi thế, lẫn khó khăn. Cơ cấu không gian, tổ chức quy hoạch đô thị, hệ thống quản trị, và sự khác biệt về nền tảng xã hội cần đánh giá đúng mức để nâng tầm "thông minh" vượt ra các khu vực tách biệt và lĩnh vực có thể dễ dàng áp dụng công nghệ mới. Sự tiếp thu của cá thể là quá trình tự nhiên, xong sự lan tỏa ở phạm vi đô thị cần có sự chủ động của chính quyền để thay đổi thể chế.

Bối cảnh thay đổi nhanh như hiện nay đòi hỏi các thành phố cần sớm có các nghiên cứu đánh giá tổng hợp để tìm ra các lĩnh vực đột phá để tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp và xã hội. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần phải chú trọng cả các lĩnh vực truyền thống vì chúng ta vẫn đang mở rộng đô thị và việc đầu tiên là quản lý tích hợp.

Nền tảng của "thông minh" ở cấp độ đô thị là cách thức chia sẻ và hợp tác hữu hiệu, do đó chúng ta có thể bắt đầu bằng việc mở các kho dữ liệu ra để chia sẻ. Công nghệ điện toán đám mây và kết nối diện rộng sẽ giúp các bên tham gia tối ưu hóa các lựa chọn cả ở phía sản xuất và tiêu thụ. Trong 'thế giới nhanh', thông tin càng chia sẻ càng có giá trị nên hệ thống quản trị cần tạo đột phá bằng việc kết nối các dữ liệu, từ không gian và môi trường cho tới chính sách đầu tư phát triển, dịch vụ hành chính và các thông tin xã hội giúp tìm kiếm cơ hội phát triển và điều chỉnh hành vi.

Về lâu dài, cần phát triển năng lực quản trị để chuyển sang hệ thống quản trị có tính liên minh và tận dụng nguồn lực xã hội trong phát triển (Governmen). Đồng thời, chúng ta cần nâng tầm công nghệ "thông minh" từ cấp độ công trình và lĩnh vực lên phạm vi cấp thành phố. Điều này đòi hỏi sự chủ động của chính quyền trong kết nối theo khu vực (Area Based Development) thay vì dự án (project based). Điều này liên quan đến kết nối giữa các bên trong quan hệ chiều ngang và dọc cũng như với bên ngoài Nhà nước.

Tất nhiên các nền tảng của công nghệ như chất lượng cảm biến – hệ thống đo lường và phản biện xã hội cũng phải xây dựng; đầu tư xây dựng năng lực cho các trung tâm thu thập phân tích và xử lý dữ liệu lớn (Big Data). Công nghệ thuần túy với người Việt có lẽ không phải là thách thức lớn.

Vấn đề cơ chế ra quyết định cũng cần được chú ý. Hệ thống ra quyết định cần tạo nền tảng để sự thông minh vừa đạt đýợc qua cő chế tập trung cao độ để tối ýu hóa nguồn lực, nhýng cũng phải đủ linh hoạt để các lựa chọn của cő chế nguồn lực vŕ ngýời trả tiền 'phân tán' phản ánh đýợc sự đa dạng của thị trýờng vŕ đặc biệt lŕ phát huy sự sáng tạo trong phát triển.

Mong rằng những nội dung trao đổi có thể trở thŕnh gợi ý cho các nghiên cứu bài bản cho các thành phố trong việc xây dựng nền tảng cho sự phát triển thành phố thông minh, thịnh vượng, nhân văn, và bền vững.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Tại sao phích cắm điện cứ phải thiết kế 3 chân cho rườm rà

Một chi tiết rất nhỏ ở những chiếc phích cắm điện nhiều người không để ý nhưng thực tế thì nó có vai trò rất quan trọng đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng điện



Tất cả chúng ta đều quá đỗi thân thuộc với những chiếc phích cắm điện từ trong nhà mình ra đến những nơi công cộng khác. Đơn giản vì nếu như không có điện thì các thiết bị điện tử chẳng khác gì đồ bỏ đi.
Nhưng điều đặc biệt là hình dáng cũng như số chân cắm của các phích cắm này rất khác nhau. Liệu rằng bạn đã có câu trả lời cho sự khác nhau đó chưa?

Tại sao phích cắm điện cứ phải thiết kế 3 chân cho rườm rà? - Ảnh 1
Đây là hình ảnh của một phích cắm 2 chân thông thường.
Nếu để ý bạn sẽ thấy hầu hết những thiết bị đồ điện dân dụng như lò nướng, máy tính, lò vi sóng, tủ lạnh có vỏ kim loại đều được thiết kế với phích cắm 3 chân.
Khi sử dụng những thiết bị này chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với mặt ngoài của chúng. Vì vậy nếu dòng điện bị rò rỉ ra ngoài thì chúng ta rất dễ bị điện giật.
Bạn đã bao giờ bị tê hay bị giật khi chạm vào vỏ kim loại của thiết bị như bàn ủi, lò nướng, lò viba, bếp điện... Lý do là bạn không nối đất vỏ thiết bị của bạn đấy!
Nếu sử dụng phích cắm có 3 chân thì chân thứ 3 trong sẽ giúp loại bỏ nguồn điện bị rò rỉ đó.
Vì trên những ổ cắm điện có 3 lỗ thì sẽ có 2 lỗ kết nối dây nóng và dây nguội, lỗ thứ 3 có kích thước lớn hơn nối với dây nối đất của công trình để đảm bảo an toàn khi có sự chạm điện ra vỏ kim loại của thiết bị điện.

Tại sao phích cắm điện cứ phải thiết kế 3 chân cho rườm rà? - Ảnh 2
Chân thứ 3 trên phích cắm cũng như lỗ thứ 3 trên ổ điện sinh ra chính là để bảo vệ người sử dụng khỏi giật điện từ thiết bị.
Tại sao phích cắm điện cứ phải thiết kế 3 chân cho rườm rà? - Ảnh 3
Dây điện trong nhà cũng nên để gọn gàng.
Tại sao phích cắm điện cứ phải thiết kế 3 chân cho rườm rà? - Ảnh 4
Tránh để bừa bãi như thế này.
Trong một số trường hợp, dây điện bên trong bị rơi ra và bắt đầu dẫn điện trên bề mặt kim loại. Người sử dụng sẽ bị điện giật ngay nếu chạm vào phần vỏ kim loại của những vật dụng như thế. Đây chính là lúc để chân cắm thứ 3 hoạt động và không để vấn đề xảy ra.

Xem thêm : thiết bị điện thông minh hạn chế được những vấn đề giật điện
Tại sao phích cắm điện cứ phải thiết kế 3 chân cho rườm rà? - Ảnh 5
Nhiều người cho rằng chân thứ 3 không quan trọng và bẻ bỏ đi.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Những ý tưởng hay ho nhưng khó thành

Với sức sáng tạo vô hạn của mình, con người đang dần dần làm chủ và biến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Smartphone là một trong những thành quả đó, từ thưở ban đầu với chức năng đơn giản nghe và gọi, điện thoại giờ đã tiến hóa mạnh mẽ song hành cùng sự phát triển của chúng ta để trở thành những chiếc smartphone đa năng cũng như đầy sức mạnh với khả năng quay phim, chụp ảnh, chơi game, truy cập mạng tốc độ cao. Tuy vậy để có thể đạt đến đẳng cấp như hiện nay, điện thoại cũng đã phải trải qua một chặng đường dài, rất nhiều ý tưởng đã được đưa ra nhằm nâng cấp thêm những tính năng mới dành cho công cụ này. Có những ý tưởng rất hữu ích và nhanh chóng đi vào cuộc sống nhưng cũng có rất rất nhiều ý tưởng chỉ là sự điên rồ, không có tính khả thi.   1. Bảo vệ tự động khi điện thoại rơi   Giấy phép số 20110194230.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 11/2/2010.
Sở hữu: Amazon.   Tuy rằng vẫn chưa có một sản phẩm smartphone đầu tay nào nhưng gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến Mỹ cũng đã có một vài ý tưởng hay ho về cách bảo vệ điện thoại khỏi bị phá hỏng khi người dùng do bất ngờ và vô ý làm rơi điện thoại. Hệ thống bảo vệ smartphone của Amazon sẽ được kích hoạt ngay khi nhận thấy chiếc điện thoại của người dùng đang rơi tự do. Ngay lập tức, hệ thống này sẽ triển khai một cơ chế bảo vệ để tự giữ an toàn cho chiếc điện thoại như túi khí, lò xo hay thậm chí là động cơ đẩy theo phong cách của máy bay phản lực.  
 

2. Hình xăm bắt sóng được di động   Giấy phép số 20120184284.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 13/9/2011.
Sở hữu: Nokia.   Trong tương lai, rất có thể khi chiếc điện thoại Lumia của bạn nhận được một tin nhắn hay cuộc gọi thì cánh tay của bạn sẽ rung lên. Gần đây, hãng điện thoại Phần Lan muốn mang đến cho những khách hàng của mình trải nghiệm mới hơn mà trước đó họ chưa bao giờ có được. Công nghệ xúc giác (Haptic tech) của Nokia sẽ có thể được ứng dụng để báo hiệu cho người dùng mỗi khi có tin nhắn hay cuộc gọi đến mà người dùng không ở bên bên điện thoại hoặc đang ở những nơi ồn ào mà không thể nhận biết được tiếng chuông hay độ rung của điện thoại.    

Để triển khai công nghệ này, Nokia sẽ sử dụng một loại vật liệu từ tính được gắn vào da người ở những nơi dễ cảm nhận nhất. Vật liệu này sẽ tiếp nhận từ trường được phát ra từ điện thoại và có khả năng rung qua da để báo hiệu cho người dùng. Các mức độ rung hay chế độ rung sẽ ở các mức cường độ khác nhau tùy vào thiết lập của người dùng như rung mạnh để báo hiệu có cuộc gọi đến hay nhiều rung động ngắn để thông báo có tin nhắn hoặc nhiều rung động yếu để thông báo với người dùng rằng điện thoại đang sắp hết pin... Trong trường hợp người dùng không muốn gắn vật liệu qua da, Nokia đã phát triển một loại hình xăm từ tính qua da.   3. Smartphone hai màn hình   Giấy phép số 20120139939.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 15/2/2012.
Sở hữu: Microsoft.   Microsoft cũng có rất nhiều ý tưởng kỳ quặc dành cho những chiếc smartphone. Một trong số đó là ý tưởng về một thiết bị sở hữu màn hình kép có kích thước nhỏ như một lá bài và mang trong mình khả năng chuyển đổi thành hai thiết bị riêng biệt khi cần thiết. Người dùng có thể sử dụng chiếc điện thoại màn hình kép này để nói chuyện với bạn bè ở một màn hình và xem tài liệu ở màn
hình còn lại.  

 

Video mô tả ý tưởng điện thoại tuy hai mà một của Microsoft.   4. Samsung Galaxy Wing   Giấy phép số 20090170566.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 24/12/2008.
Sở hữu: Samsung.   Tên gọi của ý tưởng này có thể khiến nhiều người nghĩ đến một chiếc điện thoại biết bay của Samsung tuy nhiên ý tưởng này lại chẳng liên quan tới bay lượn gì cả. Đó chỉ đơn giản là thiết kế bàn phím kép của Samsung sử dụng các lò xo để kéo bàn phím ra hai bên điện thoại giống như hai chiếc cánh.

   

5. Smartphone đo được nhiệt độ cơ thể   Giấy phép số 20070191729.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 6/7/2006.
Sở hữu: Samsung.   Chiếc điện thoại này sẽ có khả năng đọc nhiệt độ cơ thể bất cứ khi nào người dùng áp máy vào tai của một người phụ nữ. Dữ liệu nhiệt độ cơ thể mà điện thoại thu được có thể được sử dụng để giúp người dùng lập biểu đồ chu kỳ rụng trứng của người phụ nữ đó. Bằng sáng chế của Samsung không giới hạn cho điện thoại mà còn có thể sử dụng được cho nhiều thiết bị khác như máy nghe nhạc MP3 hay máy tính xách tay.  

 

6. Bút chơi game   Giấy phép số 7177604.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 31/12/2002.
Sở hữu: Nokia.   Trước khi các sản phẩm đình đám của Apple là iPhone và iPod Touch làm thay đổi cả ngành công nghiệp di động theo xu hướng màn hình cảm ứng thì hãng điện thoại Phần Lan Nokia đã có một thời gian dài phát triển một thiết bị bút chơi game nhằm đem đến cho người dùng nhiều trải nghiệm hơn khi họ chơi game trên di động. Bằng sáng chế này của Nokia có tên JoyStylus. Đây là một chiếc ổ cắm mà người dùng có thể đặt một chiếc bút vào đó để tạo ra một phím điều khiển tạm thời.

   

7. Cảm biến ánh sáng   Giấy phép số 20100073791.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 19/9/2008.

Sở hữu: Apple.   Ánh mặt trời vẫn là một trong những kẻ thù của màn hình trên các thiết bị số thiết bị điện thông minh này rất tốt. Chính vì thế mà Apple đã đưa ra ý tưởng về việc sử dụng năng lượng mặt trời để giúp màn hình laptop tăng thêm độ sáng màn hình . Để làm được điều đó, Apple cho biết chiếc máy tính xách tay của bạn có thể sử dụng một "bộ khai thác ánh sáng" thu ánh sáng và sau đó phản nó vào mặt sau màn hình.  
 

8. Điện thoại lai máy tính bảng   Giấy phép số 6577496.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 18/1/2001.

Sở hữu: Palm.   Sáng chế này được chuyển về cho HP ngay sau khi công ty này thâu tóm Palm vào năm 2010 với mức giá 1,2 tỷ USD. Đây là loại màn hình cảm ứng hỗ trợ uốn cong đặc biệt cho phép điện thoại có thể biến hình trở thành tablet một cách dễ dàng nhằm giúp người sử dụng có thể sử dụng các thiết bị một cách linh hoạt hơn mà không phải mang theo quá nhiều thiết bị.    

9. iPhone 3DS   Giấy phép số 20120007850.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 7/7/2010.

Sở hữu: Apple.   Apple luôn muốn đem đến cho người dùng những sản phẩm công nghệ đỉnh cao cùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Quả táo đã từng có ý tưởng phát triển một mẫu iPhone 3D cho phép người tương tác với màn hình dựa trên không gian ba chiều.  

>> bộ thu phát hồng ngoại

 

10. Skin Flick    Giấy phép số 20100259472.
Ngày nộp đơn xin cấp phép: 19/11/2007.

Sở hữu: Nokia.   Nokia quả là có nhiều ý tưởng sáng chế, các nhà thiết kế của công ty này vẫn chưa muốn dừng lại với ý tưởng hình xăm bắt sóng điện thoại. Họ lại tiếp tục đưa ra thiết kế về một thiết bị điều khiển từ xa được gắn vào cơ thể người ở cánh tay hoặc cổ tay có khả năng truyền lệnh điều khiển đến các thiết bị di động thông qua chuyển động của cơ thể người. Bộ điều khiển từ xa này cũng có thể gắn vào tay áo, kính chứ không nhất thiết phải gắn vào cơ thể người.  

Xem thêm :
>> ổ cắm thông minh

  

Điểm lại những thiết bị thông minh hiện đại thời xưa hiện vẫn còn đang sử dụng

Trong bài viết này, mời các bạn cùng điểm lại 10 thiết bị công nghệ đình đám ra mắt vào năm 1995.

1. Macintosh Performa 6200



Thời điểm đó, Apple gặp khủng hoảng nghiêm trọng và nhiều nhà đầu tư của hãng đã quay sang đầu tư cho Windows. Điều này không ngăn cản được Apple trình làng một mẫu máy tính cao cấp với thông số kỹ thuật mạnh mẽ xét theo tiêu chuẩn những năm 1990.

Thiết bị điện thông minh nfay bao gồm Performa 6200 có một vi xử lý PowerPC 603 tốc độ 75MHz, ổ cứng dung lượng 1GB, 16MB RAM, ổ đĩa mềm 1.44MB và ổ CD ROM tốc độ 4x cùng rất nhiều cổng kết nối. Tuy nhiên, tính năng đáng chú ý nhất của mẫu máy tính này lại là màn hình màu Multiscan 15 inch có khả năng hiển thị cả hai độ phân giải là 16 bit màu (620x480 pixel) và 8 bit màu (832x624 pixel).

2. Sennheiser HD580 Jubilee Edition



Mẫu tai nghe HD580 tiêu chuẩn đã được đánh giá là một tai nghe cao cấp vào giữa những năm 90. Do vậy, trong đợt kỷ niệm 50 thành lập công ty, Sennheiser đã phát hành một phiên bản giới hạn của HD580 với hiệu suất và thiết kế đỉnh cao.

Jubilee có khung bằng sợi carbon và thép. Trải nghiệm nghe nhạc của máy được nâng cấp bởi phần mềm chỉnh âm dành cho máy tính. Sennheiser chỉ sản xuất 4.000 chiếc HD580 Jubilee Edition.

3. Sega Saturn




Mặc dù Sega đã thất bại trong việc kinh doanh máy chơi game 32-bit nhưng mẫu máy chơi game Saturn mà hãng này giới thiệu năm 1995 khá ấn tượng nhờ hiệu năng đồ họa cao và khả năng chạy trò chơi qua khe cắm thẻ RAM.

Các game thủ rất khoái chơi các trò như Panzer Dragoon Saga, Guardian Heroes, Rangers Burning, và Radiant Silvergun trên Saturn. Đấy là còn chưa kể tới những trò chơi hành động 2D phổ biến như Street Fighter Alpha 2 và X-Men vs Street Fighter. Saturn thực sự đã tạo ra một bước đệm cho thành công của dòng máy chơi game Sega Dreamcast.

4. Máy ảnh Kodak DCS 460




Vào thời điểm đó chiếc camera DCS 460 giá 35.600 USD của Kodak được quảng cáo là mẫu máy ảnh DSLR có độ phân giải cao nhất trên thị trường. Mặc dù mức giá khá vô lý nhưng các tính năng như khả năng định hình khung ảnh nhanh 12 giây/1 ảnh cùng khả năng chụp 250 ảnh sau mỗi lần sạc khiến DCS 460 trở thành chiếc máy ảnh trong mơ của nhiều nhiếp ảnh gia.

5. Sony Trinitron KV-32XBR100



Chiếc TV 32 inch giá 3.300 USD của Sony được thiết kế để trở thành trung tâm giải trí trong phòng sinh hoạt của các gia đình. KV-32XBR100 có thể hiển thị hai chương trình cùng lúc bằng cách chia màn hình làm hai. Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể chọn âm thanh của một trong hai chương trình và có thể chuyển đổi âm thanh qua lại.

Hộp điều khiển của TV cũng có tới 5 cổng vào A/V để người dùng kết nối với các thiết bị như đầu đĩa VCR, đầu thu DSS, máy chơi game và đầu đọc đĩa.

6. Motorola Tango Pager



Đã có một thời những chiếc máy nhắn tin rất phổ biến trên thị trường. Tango Pager cho phép người dùng nhận tin nhắn và email cũng như trả lời bằng những tin soạn sẵn. Tuy nhiên, điều khiến thiết bị này trở nên nổi bật là khả năng kết nối với máy tính để tải về những tin nhắn dài. Tango là tiền đề dẫn tới hai phát minh vĩ đại nhất thập kỷ của Motorola là điện thoại di động StarTAC và máy nhắn tin hai chiều PageWriter 2000.

7. USB



Xem thêm :
>> ổ cắm thông minh
>> bộ thu phát hồng ngoại

USB được Intel giới thiệu vào năm 1995 với tốc độ truyền dữ liệu ban đầu chỉ đạt 12Mbps, một mức tốc độ cực kỳ khiêm tốn. Tuy nhiên, USB vẫn được coi là thiết bị kết nối thành công nhất trong lịch sử và đóng vai trò quan trọng trong việc truy cập, lưu trữ và truyền dữ liệu cũng như kết nối các thiết bị ngoại vi như bộ điều khiển, chuột và phím của chúng ta.

8. IMB ThinkPad 701C



Chiếc laptop huyền thoại này của IMB đã thiết lập một khuôn mẫu cho các mẫu laptop ngày nay. Máy có thiết kế siêu bền và cơ chế bàn phím bướm tiện dụng. ThinkPad 701C đã định nghĩa lại trải nghiệm người dùng khi loại bỏ trackball và thay bằng một núm điều khiển nhỏ nằm giữa bàn phím với khả năng định vị chính xác hơn so với cả những trackpad trên laptop ngày nay. Núm điều khiển màu đỏ này đã trở thành biểu tượng cho dòng ThinkPad.

IMB ThinkPad 701C là mẫu laptop bán chạy nhất trong năm 1995.

9. DVD



Digital video disc cho phép các hãng phim lưu trữ lượng dữ liệu lớn gấp 10 lần so với băng video và cung cấp những video có độ phân giải cao cũng như cải thiện chất lượng âm thanh đầu ra trên dàn TV. Ba năm sau khi ra mắt đĩa DVD mới trở nên phổ biến nhưng sau đó nó đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp giải trí và tiễn băng VHS vào bảo tàng.

10. Sony PlayStation


Cả hai đại gia trong làng sản xuất máy chơi game ở thời điểm đó là Nintendo và Sega đều phải ngả mũ thán phục Sony khi mẫu máy chơi game đầu tiên của hãng này là Sony PlayStation đạt doanh số 102 triệu chiếc.

Sony PlayStation đã khai sinh ra một thế hệ máy chơi game mới và thành công được duy trì cho tới tận ngày nay.

 

Kinh ngạc với ứng dụng game có thể gọi điện ra ngoài đời thực

Ý tưởng sạc thông minh nhất với phong cách hiện đại

Vấn đề năng lượng thay thế đang thật sự bùng nổ ở danh thiếp nước phát triển, và những thiết bị điện thông suốt minh tiêu thụ ít điện lực nghiễm nhiên trở thành một lĩnh vực mới để nhà tù phá. Nhiệt điện, pin mặt trời gắn trên ba lô, máy phát điện động học và danh thiếp loại vải sáng dạ – tất cả những phương thức sạc điện kỳ thú sẽ có trong bài ngày hôm nay, xin mời các bạn cùng theo dõi.

1. Module nhiệt điện

 

 

 

Giải pháp đưa ra, nói chung, rất neo người giản: nhiệt năng được chuyển hóa thành năng lượng điện. Câu hỏi độc nhất vô nhị là: làm sao để có được nguồn nhiệt. Dễ nhất là đốt củi – và đây cũng chính là cách mà các nhà sản xuất thiết bị sáng ý FlameStower muốn làm.

Xem thêm :
>> thiết bị điện thông minh
>> bộ thu phát hồng ngoại
>> công tắc điện thông minh

Dùng bếp lửa để sạc telephone với FlameStower

Nhưng có một dẫn giải pháp toàn diện hơn, đó là sử dụng sức nóng của chính thị cơ thể con người. Có rất nhiều bản dạng thiết phương kế cho ý tưởng này: từ những miếng dán đặc biệt được phát triển tại Đại học Bắc Carolina (dùng để dán lên da huyễn hoặc quần áo) đến các cặp mạch điện đặt trong giày huyễn hoặc vòng đeo tay (đại diện là sản phẩm của công ty Dyson Energy).

 

 

 

Nhà mạng Vodafone thì giới thiệu loại túi ngủ Power Pocket: nó được làm từ nhiều lớp chất điện môi và polyme có khả năng sản sinh ra điện dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài. Chỉ 1 đêm ngủ trong túi này cũng tích lũy đủ năng lượng để sạc điện thoại thông minh trong 11 giờ đồng hồ. Những người thích du lịch còn có thêm hai chọn lọc nữa là BioLite Kettlecharge và cốc uống nước Powerpot: vừa làm nóng nước, vừa sạc cho danh thiếp thiết bị điện tử.

 

 

 

2. Động năng

 

 

 

Sử dụng năng lượng sinh ra từ các chuyển động để sạc phôn hay máy tính bảng cũng là ý tường rất thú vị. Một trong những hết sức diện tiên phong trong lĩnh vực này là quả bóng Soccket nhưng không được thị trường đón nhận vì độ tin cậy của nó còn thấp. Ngoài ra còn có các thiết bị tích lũy năng lượng tiền văn bằng cách nằm trong túi – khi bạn đi lại thì năng lượng sẽ dần được "gom góp".

 

 

 

Hoặc là bạn có thể tận dụng máy tập đạp tại nhà khi tập thể dục để sạc điện thoại, còn khi dạo chơi trên phố thì sạc iPhone bằng ván trượt.

 

 

 

Trong số phận danh thiếp áp giải pháp sạc điện thoại kỳ lạ còn có vòng tay Orange DanceCharge dành cho những người mộng mị tiệc tùng, khách du lịch hay danh thiếp vận động viên, cũng như quần short Pocket Power - chúng đều được làm văn bằng những chất liệu chừng đặc biệt có khả năng lưu trữ năng lượng nhờ hiệu ứng áp điện khi bị kéo dãn hoặc nén lại.

3. Năng lượng mặt trời

Ngày nay những tấm pin mặt trời để tạo năng lượng đã được gắn túc trực tiếp trên vỏ ngoài của pin – thực sự rất thuận tiện, đáng tin cẩn và không tốn kém. Nhưng danh thiếp nhà khoa học không tiền dừng lại ở đó, lấy ví dụ, họ đã chế tạo ra tấm pin mặt trời trông như một tờ giấy có khả năng sạc đầy chiếc iPhone 6 trong 2,5 giờ. Còn ngày nay trên Kickstarter đang gây quỹ cho phát minh những tấm pin mặt trời gắn lên ba lô, nắp va li, v.v.

 

 

 

Năm 2009, gã đồ sộ Samsung đã tung ra mẫu điện thoại trước nhất trên thế giới có điển tích hợp luôn cả tấm sạc năng lượng mặt trời.

4. Sạc pin văn bằng máy phát thủy điện

 

 

 

Thoạt nghe thì có hơi hướng hoang đường nhưng trên thực tế một thiết bị như vậy có tên Blue Freedom đã được phát triển tại Đức và kích thước nhỏ gọn của nó không chiếm nhiều không gian trong ba lô du lịch của bạn.


Máy phát thủy điện mini ở nơi hoang dại sẽ hết sức có ích

Bộ máy phát thủy điện này gồm một tuabin đường kính 12 cm, máy phát điện 5 V và một pin lithium-polymer tích hợp có dung lượng 5000 mAh. Với tốc độ chảy của nước khoảng 1,2 mét mỗi giây thì cần 3-4 tiếng để sạc đầy viên pin 5000 mAh này, còn một chiếc điện thoại sáng ý trung bình có thể được sạc đầy trong vài giờ trên sông chảy mạnh.

5. Công nghệ của tương lai

Giải pháp tạo năng lượng từ chênh lệch độ ẩm

Özgür Sahin tới từ Đại học Columbia đã phát triển một công nghệ cung cấp năng lượng cho cơ bắp nhân dịp tạo dựa vào sự biến động của độ ẩm hết sức đối. Giải pháp này có nhẽ cũng sẽ sớm được vận dụng cho danh thiếp thiết bị điện tử thông suốt minh:

6. Chẳng có gì đơn chiếc giản hơn thế này nữa

Chữ V bé nhỏ này là vị cứu tinh trong những tình huống hết pin

Chúng ta đều biết: Một viên pin bìnhthường cũng là nguồn cung cấp năng lượng, và cái mà ta cần đồng cân là một bộ sạc đặc biệt nữa - ví dụ, Plan V của một dự án khởi nghiệp tới từ Canada.

 

 

 

Thiết bị chớ chi 15 đô la Canada này có dạng hình giống như một chiếc vòng nhỏ mà bạn có trạng thái kẹp vào móc chìa khóa huyễn hoặc túi, ví và mang theo khắp nơi.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Phát minh điều khiển ngôi nhà thông minh bằng giọng nói

Đam mê, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin, hai em Hoàng Đức Tân và Trương Đình Phú đã có những sản phẩm công nghệ mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Trong số đó phải kể đến hệ thống "Dùng giọng nói để điều khiển và giám sát nhà ở" – hay còn gọi là Ngôi nhà thông minh, với những tính năng ưu việt như: điều khiển các thiết bị trong ngôi nhà của mình thông qua giọng nói, giám sát các thiết bị điện từ xa, tắt toàn bộ hệ thống điện trong nhà và tự động xử lý khi gặp sự cố cháy nổ xảy ra…
"Thật ra, trên thế giới hệ thống Internet of things (IoT - Mạng lưới thiết bị kết nối Internet) đã phát triển từ nhiều năm qua. Ở Việt Nam nhu cầu về một ngôi nhà thông minh được điều khiển bằng giọng nói cũng đã có được những thành công bước đầu, trong đó phải kể đến những sản phẩm của hai công ty lớn là BKAV và Lumi. Tuy nhiên, chi phí cho những sản phẩm này quá lớn, trong khi người dân thì không đủ khả năng để lắp đặt. Từ thực tế đó, chúng em đã nảy sinh ý tưởng tạo ra một hệ thống điều khiển và giám sát nhà ở thông minh, để cho mình và cho mọi người sử dụng, với chi phi thấp hơn nhiều so với những sản phẩm đã có trên thị trường hiện nay", em Tân chia sẻ.
Em Hoàng Đức Tân (thứ 3, từ phải sang), đạt giải nhất trong cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên – Huế 2016".
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi từ sách vở và Internet, hệ thống điều khiển bằng giọng nói được hai em chế tạo gồm các bộ phận: bộ điều khiển trung tâm, bộ cảm biến nhiệt độ, bộ cảm biến khí gas, modul Bluetooth để nhận lệnh từ điện thoại Android, modul sim 900A, một màn hình LCD để hiển thị các thông số kỹ thuật, quạt thông gió và Ethernet giúp kết nối với Internet trong quá trình hoạt động.
Hệ thống điều khiển và giám sát nhà thông minh bằng giọng nói thông qua kết nối Internet không dây, được vận hành theo nguyên lý: Khi người sử dụng đang ở trong ngôi nhà của mình, chúng ta chỉ việc phát ra giọng nói để điều khiển thông qua các thiết bị chạy trên hệ điều hành Android. Lúc này, điện thoại (hoặc máy tính bảng) sẽ nhận lệnh (được lập trình trước đó) và gửi đến bộ xử lý trung tâm thông qua giao thức kết nối - modul Bluetooth để thực hiện. Đối với những khoảng cách xa hơn,  việc điều khiển thông qua các nút bấm trên điện thoại hay điều khiển qua Internet thông qua một ứng dụng chạy trên nền tảng Website, cũng được vận hành tương tự như cách trên. Tất cả chúng đều được tích hợp vào một hệ thống chung nghĩa là những gì được thực hiện qua cách thứ nhất đều được cập nhật vào hệ thống thứ hai và ngược lại. Ngoài ra, việc điều khiển thông qua Internet giúp ta có thể kiểm soát được trạng thái đóng - mở các thiết bị cũng như các thông số nhiệt độ, độ ẩm và khí gas.
Mô hình mô phỏng "ngôi nhà thông minh" của em Tân.
Ngoài tính năng  hỗ trợ và điều khiển theo yêu cầu của người dùng, hệ thống còn có tính năng tự động cảnh báo các tác nhân gây ra nguy hiểm cho ngôi nhà như cháy nổ, rò rỉ khí gas… nhờ vào việc các bộ cảm biến luôn đo các thông số như nhiệt độ, độ ẩm và khí gas rồi hiển thị trên màn hình LCD. Khi phát hiện sự cố cháy, hoặc các nguyên nhân gây cháy đe dọa sự an toàn của ngôi nhà,  hệ thống sẽ tự động tắt toàn bộ các thiết bị điện, mở quạt thông gió từ nguồn điện dự phòng, sau đó sẽ thông báo đến gia chủ để kịp thời có phương án ứng cứu.
"Cùng với việc mạng Internet và sóng điện thoại ở nước ta được phủ sóng rộng khắp, và dù ở bất cứ nơi đâu việc giám sát và điều khiển các thiết bị của ngôi nhà hoàn toàn đơn giản và thuận tiện. Nhờ đó mà ngôi nhà của chúng ta sẽ trở nên an toàn hơn khi có sự cố đáng tiếc xảy ra. Cùng với sản phẩm này, em hy vọng rằng giấc mơ về một 'ngôi nhà thông minh' cho nhiều người Việt Nam sử dụng, với một chi phí thấp nhất có thể sẽ không còn xa nữa", em Tân tâm sự.
Điểm vượt trội của sản phẩm, là sử dụng bộ nhận diện giọng nói của Google Voice để nhận diện chính xác giọng nói kể cả trong môi trường có tiếng ồn, và hỗ trợ được nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tính bảo mật cũng được đề cao với modul Bluetooth nhờ vào việc chỉ kết nối một thiết bị duy nhất. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ điều khiển qua internet nên người dùng an tâm có thể điều khiển bất cứ nơi đâu.
Giao diện điều khiển và giám sát trên điện thoại Android.
Để hoàn thiện sản phẩm trên, Tân cho biết: em cùng với bạn là Trương Đình Phú đã mất hơn 6 tháng ròng rã tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thiện nó, chi phí để hoàn thành sản phẩm này cũng tầm từ 3 – 5 triệu đồng. Các thiết bị, linh kiện điện tử có giá thành cũng tương đối thấp nên chi phí sản xuất cũng rẻ hơn so với các sản phẩm khác.
Với đề tài "Dùng giọng nói để điều khiển và giám sát nhà ở", hai em Tân và Phú đã giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế  năm 2016 và Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh, giải khuyến khích Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Đây chính là thành quả xứng đáng sau nhiều ngày tìm tòi và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của hai em.
Cô Hà Thị Thanh Thanh Trà, Phó Hiệu trưởng Trường THPT An Lương Đông chia sẻ: Hai em Tân và Phú đều là học sinh khá của trường, và có niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, cả hai đã tự đưa ra ý tưởng và thực hiện nó một cách độc lập, đồng thời các em cũng tự lo mọi chi phí hoạt động. Chính điều này đã giúp các em đạt những thành tích cao trong các cuộc thi cấp tỉnh và cấp quốc gia, và trở thành những hạt nhân trong công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Xem thêm :