Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Tính năng và ứng dụng của camera hồng ngoại

Camera hồng ngoại là bước tiến mới trong công nghệ camera quan sát và công nghệ này có ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
1. Giới thiệu Camera hồng ngoại
Camera hồng ngoại (infrared camera – IR camera) là thiết bị camera quan sát có gắn thêm các đèn hồng ngoại (infrared LED) được điều khiển bằng cảm quang (light sensor). Trong môi trường thiếu ánh sáng (ban đêm, góc tối..) thì đèn hồng ngoại sẽ tự động được kích hoạt giúp cho camera có thể ghi lại cảnh trong điều kiện thiếu sáng.
Khác với camera thường hoạt động ở dải ánh sáng nhìn thấy (bước sóng trong khoảng 450-750 nm), camera hồng ngoại hoạt động ở dải tia hồng ngoại (bước sóng từ 750 – 106 nm).
Hiện nay có 2 loại camera cùng được gọi là camera hồng ngoại nhưng có nguyên lý và cấu tạo khác nhau.
- Một loại sử dụng các cảm biến CCD và CMOS như camera thông thường. nhưng có gắn thêm đèn LED hồng ngoại (bước sóng khoảng 900 nm).  Camera loại này còn được gọi là Day/Night Camera. Do các cảm biến CCD và CMOS vẫn nhạy với dải tia hồng ngoại bước sóng ngắn (bước sóng từ 700 – 5500 nm), nên ở môi trường tối, các đèn LED được bật để chiếu sáng. Trong bài viết sẽ gọi loại camera này là Day/Night camera.


Camera Day/Night
- Một loại camera hồng ngoại (infrared camera) khác còn được gọi là camera ảnh nhiệt (thermographic camera) hoặc camera nhiệt sử dụng cảm biến hồng ngoại. Camera này hoạt động trong dải sóng có bước sóng từ 9000-14000 nm (9-14 um). Ở đây ta tập trung nói về loại camera này và sử dụng tên gọi camera nhiệt.
Camera nhiệt và Ảnh chụp bằng camera nhiệt
Camera nhiệt có hai loại chính là: cảm biến được làm lạnh và một loại có cảm biến không được làm lạnh.
- Với loại camera có cảm biến được làm lạnh, nhiệt độ làm lạnh trong khoảng 4 0K đến dưới nhiệt độ phòng (hầu hết camera loại này hiện nay hoạt động trong khoảng 60 – 100 0K). Đặc điểm của loại này là cho ảnh có chất lượng cao hơn nhiều loại không làm lạnh. Nhược điểm của camera này là có giá thành cao và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn (cho hệ thống làm lành), và tốn thời gian làm lạnh. Tuy nhiên do có độ nhạy cao, camera loại này lại cho phép lắp thêm ống kính có tiêu cự lớn (F-number lớn), tức là giảm kích cỡ và giá thành của ống kính lắp thêm, từ đó cho phép quan sát với khoảng cách xa.
- Với loại camera không làm lạnh, cảm biến ổn định và làm việc ở nhiệt độ môi trường. Điều này cho phép camera loại này nhỏ hơn và rẻ hơn tuy nhiên độ phân dải và chất lượng ảnh lại thấp hơn.
2. Công dụng của camera hồng ngoại
Do có thể tạo ảnh từ tia hồng ngoại nên camera hồng ngoại có một số công dụng chủ yếu là:
- Quan sát trong môi trường thiếu ánh sáng
- Đo nhiệt độ, đặc biệt camera hồng ngoại cho phép đo không tiếp xúc và đo ở tầm rộng (tức là không phải đo theo từng điểm).
3. Một số ứng dụng camera hồng ngoại
Lúc đầu, camera hồng ngoại được phát triển để sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên. Nhưng hiện nay, nhờ giảm giá thành sản xuất và sự phát triển của các phần mềm sử lý ảnh, camera hồng ngoại đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Trong lĩnh vực giám sát: bao gồm an ninh, kiểm soát hỏa hoạn, thực thi pháp luật, hàng hải, quân sự…
- An ninh- Camera hồng ngoại được sử dụng để quan sát vào ban đêm. Với khu vực nhỏ như một phòng, loại camera được dùng là camera Day/Night. Khi quan sát ở khu vực rộng mà ở đó việc chiếu sáng là tốn kém và có thể không thực hiện được, loại camera được dùng là camera nhiệt.  Camera nhiệt có thể phát hiện xâm nhập mà không cần đến chiếu sáng. Các khu vực rộng có thể kể đến như sân bay, các doanh nghiệp mà có sự trưng bày sản phẩm ngoài trời như ô tô, thuyền hoặc các bãi trông xe lớn.
- Kiểm soát hỏa hoạn– Sự dụng camera hồng ngoại có thể theo dõi trên phạm vi lớn từ đó phát hiện sớm hỏa hoạn để kịp thời sử lý. Khi đang diễn ra hỏa hoạn, camera hồng ngoại vẫn có thể quan sát vị trí cháy trong điều kiện khói, đếm tối hoặc sương mù. Với khả năng này camera hồng ngoại có thể sử dụng trong phòng chống cháy rừng, cháy trên diện rộng.
- Thực thi pháp luật– Camera hồng ngoại cho phép phát hiện các hoạt động phạm pháp thường được thực hiện vào ban đêm. Ví dụ như buôn lậu, khai thác lậu tài nguyên.
Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ – Tìm kiếm người mất tích hoặc bị nạn vào ban đêm đặc biệt với trường hợp mất tích trong rừng, trên biển.
- An ninh hàng hải– Camera hồng ngoại thường được sử dụng trong hàng hải vì việc chiếu sáng trên biển là gần như không thể. Ứng dụng chủ yếu là tuần tra trên biển vào ban đêm, phát hiện và tránh các vật cản trên biển.
- Tuần tra an ninh– Camera hồng ngoại được ngắn trên các phương tiện di động như ô tô, máy bay để theo dõi một khu vực rộng lớn như tuần tra đường biên giới.
Quân sự – Đây là lĩnh vực mà camera hồng ngoại được sử dụng đầu tiên. Mục đích để phát hiện tấn công hay truy tìm mục tiêu.
Trong đo nhiệt độ: Camera hồng ngoại được sử dụng để giám sát các quá trình sản xuất, sử dụng trong các hệ thống tự động hóa. Ngày nay, việc đo nhiệt độ từ xa ngày càng phát triển và được ưa chuộng. Thông thường các cảm biến hồng ngoại được sử dụng, tuy nhiên dùng cảm biến chỉ cho phép đo tại một số điểm. Khi cần có một cái nhìn tổng quát hệ về nhiệt độ của hệ thống thì camera nhiệt là lực chọn tất yếu.
Trong lĩnh vực kiểm tra phát hiện:
Theo dõi phát hiện du khách có bệnh: như phát hiện du khách bị cúm ở các sân bay, cửa khẩu.
Bảo trì thiết bị cơ khí và điện trước khi xảy ra hỏng hóc
Quá nhiệt là hiện tượng có thể xảy ra ở tất cả các thiết bị điện từ máy phát, biến áp, đầu nối, cách điện, các loại khí cụ điện đóng cắt… Các lỗi này là do quá dòng, quá áp, han rĩ, bụi bẩn, lắp đặt sai… có thể được sửa chữa, bao trì dễ dàng, nhưng nếu để lâu sẽ làm hỏng thiết bị có thể gây hỏng cho toàn hệ thống. Ảnh nhiệt cho phép nhìn, phát hiện các bộ phận quá nhiệt dễ dàng, từ đó có thể bảo trì kịp thời.
Đây là ảnh nhiệt của một thiết bị bị lỗi
Các thiết bị cơ khí như động cơ điện, động cơ đốt trong, hộp số, băng chuyền khi hoạt động sẽ sinh ra nhiệt do ma sát giữa các bộ phận. Ma sát sinh ra sẽ lớn khi hệ thống bị kẹt, lỗi, đồng thời ma sát lớn sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Camera hồng ngoại cho tìm ra vị trí có ma sát lớn, từ đó có thể phát hiện lỗi, bảo trì thiết bị trước khi thiết bị hỏng.
Ví dụ trong động cơ điện, ổ bi sẽ tạo ra nhiều nhiệt hơn nếu nó quá chặt, thiếu bôi trơn hoặc đôi khi quá bôi trơn. Điện trở của động cơ cũng sinh ra nhiệt. Lớp cách điện sẽ bị hỏng nếu động cơ quá nóng. Động cơ làm việc ở nhiệt độ cao hơn 10 oC so với thiết kế thì tuổi thọ của nó sẽ giảm một nửa.
Ảnh nhiệt của một động cơ hoạt động
Kiểm tra các công trình xây dựng - Thông qua ảnh nhiệt của tường, mái, để phát hiện rò khí, hiện tượng thấm nước, rò nước…
Ví dụ: nếu có nước đọng trong tường hoặc trần nhà, thì khu vực thấm nước sẽ có nhiệt độ thấp hơn các khu vực khác:

Kiểm tra không phá hủy
Ngoài các ứng dụng trên, camera hồng ngoại còn được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác như:
- Quản lý chất lượng môi trường sản xuất
- Chụp ảnh hóa học
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới
- Phát hiện nguồn ô nhiễm
- Điều tra hiện tượng không bình thường
- Thiên văn học
- Khảo cổ học từ trên không
- Kiểm tra cách ly âm học để giảm tiếng ồn
- Trong y học như chụp ảnh nhiệt động vật, chụp ảnh nhiệt cơ thể người để hỗ trợ việc chuẩn đoán bệnh.
Xem thêm:

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Bộ cảm biến thụ động dùng nguồn kích thích

Nó là chữ viết tắt của Passive InfraRed sensor (PIR sensor), tức là bộ cảm biến thụ động dùng nguồn kích thích là tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính là các tia nhiệt phát ra từ các vật thể nóng. Trong các cơ thể sống, trong chúng ta luôn có thân nhiệt (thông thường là ở 37 độ C), và từ cơ thể chúng ta sẽ luôn phát ra các tia nhiệt, hay còn gọi là các tia hồng ngoại, người ta sẽ dùng một tế bào điện để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng tín hiệu điện và nhờ đó mà có thể làm ra cảm biến phát hiện các vật thể nóng đang chuyển động. Cảm biến này gọi là thụ động vì nó không dùng nguồn nhiệt tự phát (làm nguồn tích cực, hay chủ động) mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn tha nhiệt, đó là thân nhiệt của các thực thể khác, như con người con vật…
Trước hết, chúng ta tìm hiểu cấu trúc của một cảm biến PIR (Bạn xem hình bên dưới.).

Trên đây là đầu dò PIR, loại bên trong gắn 2 cảm biến tia nhiệt, nó có 3 chân ra, một chân nối masse, một chân nối với nguồn volt DC, mức áp làm việc có thể từ 3 đến 15V. Góc dò lớn. Để tăng độ nhậy cho đầu dò, Bạn dùng kính Fresnel, nó được thiết kế cho loại đầu có 2 cảm biến, góc dò lớn, có tác dụng ngăn tia tử ngoại.
Hình vẽ cho thấy cách dùng đầu dò PIR để phát hiện người hay con vật di chuyển ngang.

Nguyên lý làm việc của loại đầu dò PIR như hình sau

Các nguồn nhiệt (với người và con vật là nguồn thân nhiệt) đều phát ra tia hồng ngoại, qua kính Fresnel, qua kích lọc lấy tia hồng ngoại, nó được cho tiêu tụ trên 2 cảm biến hồng ngoại gắn trong đầu dò, và tạo ra điện áp được khuếch đại với transistor FET. Khi có một vật nóng đi ngang qua, từ 2 cảm biến này sẽ cho xuất hiện 2 tín hiệu và tín hiệu này sẽ được khuếch đại để có biên độ đủ cao và đưa vào mạch so áp để tác động vào một thiết bị điều khiển hay báo động.


Hình vẽ cho thấy 2 vùng cảm ứng nhậy cảm tương ứng với 2 cảm biến trong đầu dò. Khi có một con vật đi ngang, từ thân con vật sẽ luôn phát ra tia nhiệt, nó được tiêu tụ mạnh với kính Fresnel và rồi tiêu tụ trên bia là cảm biến hồng ngoại, vậy khi con vật đi ngang, ở ngả ra của đầu dò chúng ta sẽ thậy. Xuất hiện một tín hiệu, tín hiệu này sẽ được cho vào mạch xử lý để tạo tác dụng điều khiển hay báo động.
Bạn xem hình động sau đây dùng diễn tả nguyên lý làm việc của đầu dò PIR đối với người qua lại:

Hãy nói về các tia nhiệt


Mọi vật thể đều được cấu tạo từ các phân tử nhỏ li ti, nhiệt là một dạng năng lượng tạo ra từ các xao động của các phân tử (Bạn xem hình), đó là các chuyển động hỗn loạn, không trật tự. Từ các xao động này, nó phát ra các tia nhiệt, bằng cảm giác thông thường của giác quan, con người chúng ta nói đó là sức nóng. Ở mỗi người nguồn thân nhiệt thường được điều ổn ở mức 37 độ C, đó là nguồn nhiệt mà ai cũng có và nếu dùng linh kiện cảm ứng thân nhiệt, chúng ta sẽ có thiết bị phát hiện ra người, đó chính là ý tưởng mà người ta chế ra thiết bị motion detector, điều khiển theo nguồn thân nhiệt chuyển động.
Hình vẽ sau đây cho thấy vật liệu nhóm pyroelectric được dùng làm cảm biến dò tia nhiệt.


Người ta kẹp vật liệu pyroelectric giữa 2 bản cực, khi có tác kích của các tia nhiệt, trên hai 2 bản cực sẽ xuất hiệu tín hiệu điện, do tín hiệu yếu nên cần mạch khuếch đại.
Trong bộ đầu dò PIR, người ta gắn 2 cảm ứng PIR nằm ngang, và cho nối vào cực Gate (chân Cổng) của một transistor FET có tính khuếch đại. Khi cảm biến pyroelectric thứ nhất nhận được tia nhiệt, nó sẽ phát ra tín hiệu và khi nguồn nóng di chuyển ngang, sẽ đến cảm biến pyroelectric thứ hai nhận được tia nhiệt và nó lại phát ra tín hiệu điện. Sự xuất hiện của 2 tín hiệu này cho nhận biết là đã có một nguồn nhiệt di động ngang và mạch điện tử sẽ phát ra tín hiệu điều khiển. Tín hiệu này có thể dùng tắt mở đèn hay dùng để báo động khi có kẻ lạ vào nhà.

Bây giờ hãy nói đến thiết bị tiêu tụ gôm tia nhiệt rọi trên bề mặt cảm ứng PIR

Chúng ta biết các tia nhiệt phát ra từ thân thể người rất yếu và rất phân tán, để tăng độ nhậy phải dùng kính có mặt kính lồi tạo chức năng tiêu tụ, quen gọi là kinh Focus, hình động dưới đây cho thấy các mặt sóng của các tia sáng khi đi qua một mặt kính lồi đã được cho gôm lại tại một điểm nhỏ, điểm đó gọi là tiêu điểm ( 焦点 , theo âm Hán Việt, chữ tiêu 焦 bên dưới có bộ hỏa 灬 火 , vậy nó có nghĩa là điểm nóng, nhiều Bạn dùng kính lúp tạo ra điểm nóng, điểm nóng này có thể đốt cháy giấy đấy, đó là trò chơi của các bạn nhỏ).



Khuyết điểm của loại kính hội tụ dùng mặt lồi thông thường là khi mặt kính mở rộng, điểm tiêu tụ sẽ không nằm ở một chổ, người ta cho hiệu chỉnh sai lệch này bằng mặt kính Fresnel (Bạn xem hình, các mặt cong ở xa trục quang đã được chỉnh lại). Bạn thấy khi ở xa trục quang học, độ cong của mặt kính được hiệu chỉnh lại, với cách làm này, chúng ta sẽ có thể hội tụ nhiều tia sáng tốt hơn, trên một diện tích rộng lớn hơn và như vậy sẽ tăng được độ nhậy cao hơn và có góc dò rộng hơn.
Xem thêm :
>> Cảm biên của bộ thu phát hồng ngoại sử dụng trong ngôi nhà của bạn.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Hãy để chính những thiết bị điện biến chính chúng thành những đồ dùng thông minh

Sam Jaffe, nhà nghiên cứu của IDC mới chuyển sang nghiên cứu thị trường và công nghệ "toà nhà thông minh" và phát hiện ra rằng, các toà nhà cũng đang trở thành những "cỗ máy tính"!

Sam Jaffe thừa nhận, khi bắt tay vào việc mới trong lĩnh vực toà nhà thông minh, ông đã rất ngạc nhiên vì các thiết bị công trình thời gian gần đây đã "thông minh" đến thế: Những hệ thống làm mát và sưởi ấm đúng là đã được trang bị đầy ắp các bộ xử lý và cảm biến...



Hình minh hoạ: Đèn điện thường bị quá tải lúc bật. Cho nên, nếu được "bật từ từ", tuổi thọ của đèn điện có thể kéo dài đến hàng chục năm...

Từ khi xuất hiện chiếu sáng bằng diode quang thì thậm chí ngay cả một bóng đèn điện thông thường cũng biến thành thiết bị điện toán đầy đủ chức năng tự quản thông minh và tiết kiệm tiêu thụ điện năng.


Theo khẳng định của Jaffe, một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực chiếu sáng thông minh là Công ty Redwood Systems. Công ty đã phát triển hệ thống chiếu sáng trang bị các tính năng mạng, tiêu thụ ít năng lượng đến mức để chiếu sáng cho một mặt bằng 200 mét vuông chỉ cần đến nguồn năng lượng từ sợi cáp mạng Ethernet.

Hệ thống đó được trang bị hàng chục cảm biến truyền cho bộ kiểm soát thông tin về những gì xảy ra trong căn phòng. Mô-đun điều khiển có thể tự động tắt đèn khi giá điện tăng hoặc khi "biết" rằng ngày hôm nay trời nắng đẹp qua chương trình dự báo thời tiết.

Theo Jaffe, chiếu sáng chỉ là một chi tiết "chất xám" nhỏ trong các toà nhà thông minh hiện đại: Tất cả các hệ thống khác cũng đã trở thành "thông minh". Ông nói: "Hiện tại, bản thân các toà nhà cũng đang trở thành những "cỗ máy tính"".

Xem thêm:
>> thiết bị điện thông minh sử dụng trong ngôi nhà của bạn tác dụng tuyệt vời.

Thiết bị thông minh tiết kiếm điện tại Việt Nam

Công tắc điện cảm ứng thực sự là một bước đột phá trong việc hoàn thiện các công trình hiện đại, mang lại cho người sử dụng những trải nghiệm lý thú.


Công tắc cảm ứng là một sự cách tân hoàn toàn so với công tắc điện cơ thông thường, mang lại sự an tâm tuyệt đối cho gia chủ, sự tiện nghi và tính thẩm mỹ, sang trọng tuyệt đối cho không gian ngôi nhà. Các công tắc cảm ứng được thiết kế rất tinh tế, chất lượng tốt, sản xuất trên công nghệ tiên tiến, không chỉ là giải pháp tối ưu giúp căn nhà đồng bộ và hoàn thiện mà còn làm nổi bật phong cách sống hiện đại, thời thượng, đẳng cấp của gia chủ.

Người ta thường hay nói “hiện đại thì hại điện” nhưng hệ thống công tắc điện cảm ứng được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến, có khả năng tối ưu hóa giải pháp tiết kiệm điện. Ngoài ra, việc sử dụng công tắc cảm ứng đang dần phổ biến khi mà nó có thể loại trừ được hết tất cả các rủi ro mà công tắc cơ thông thường tạo ra. Không sử dụng các tiếp điểm bật/ tắt bằng cơ thông thường, công tắc cảm ứng sẽ khiến bạn thực sự an tâm không sợ bị điện giật nếu chẳng may tay bị ướt hoặc con bạn tò mò bật/ tắt các thiết bị điện.
Đến các giải pháp nhà thông minh

Mang đến những giải pháp đồng bộ hơn, hiện nay rất nhiều công ty đã tung ra thị trường các gói giải pháp để kết nối tất cả các loại thiết bị điện trong ngôi nhà. Theo đó, gia chủ không chỉ điều khiển các thiết bị hoạt động theo kịch bản cài đặt sẵn mà còn có thể thiết kế các kịch bản ngữ cảnh dựa vào thói quen, thời điểm và mệnh lệnh mà mình mong muốn. Đặc biệt với công nghệ truyền thông không dây ZigBee lắp đặt thiết bị rất thuận tiện, đơn giản. Các thiết bị trong nhà bạn không còn hoạt động riêng lẻ nữa, mà tất cả được kết nối với nhau, phối hợp hoạt động cùng nhau để đem lại sự tiện lợi nhất cho người dùng.

“Ở Việt Nam, trước đây chỉ có các hãng nước ngoài cung cấp các giải pháp này. Tuy nhiên, khách hàng thường e ngại vì chi phí quá lớn. Giải quyết các vấn đề đó, chúng tôi tự hào là công ty Việt Nam hàng đầu cung cấp các thiết bị điện và các gói giải pháp cho nhà thông minh trên thị trường” – Ông Nguyễn Đức Tài – Giám đốc Công ty Cổ phần Lumi Việt Nam – một trong những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này chia sẻ.

Các gói giải pháp cho nhà thông minh trên thị trường hiện nay khá đa dạng tùy theo chi phí và nhu cầu của gia chủ. “Tại Lumi Việt Nam, chúng tôi có 3 gói giải pháp cho khách hàng lựa chọn. Gói Cơ Bản bao gồm việc thay thế toàn bộ hệ thống công tắc điện cơ cũ kỹ, thông thường bằng hệ thống công tắc cảm ứng hiện đại, sang trọng, thông minh. Gói Tiện Ích sẽ thực sự mang lại cảm giác hưởng thụ tuyệt đối cho gia chủ khi có thể điều khiển tất cả các thiết bị điện trong nhà bằng điều khiển từ xa.

Đặc biệt hơn, chúng tôi còn mang đến gói giải pháp Nhà Thông Minh mang lại một cái nhìn mới lạ, sang trọng và hiện đại cho không gian toàn bộ ngôi nhà. Bạn hãy tưởng tượng mình có thể giám sát, điều khiển tất cả các thiết bị điện trong nhà dù đang ở cơ quan hay đang đi du lịch chỉ bằng 1 chiếc smartphone hoặc máy tính bảng. Điều đó quả thật sẽ mang lại rất nhiều trải nghiệm lý thú” – Ông Nguyễn Đức Tài cho biết thêm.





Tại Hội chợ CeBIT năm nay, có đến 99 công ty trên toàn thế giới và Việt Nam tham gia thị trường cung cấp thiết bị cho “Ngôi nhà thông minh”. Từ đó cho thấy, thị trường công nghệ và thiết bị cho ngôi nhà thông minh đang được các công ty trong ngành xây dựng đặc biệt quan tâm. Hiện tại, với người Việt nếu muốn biến ngôi nhà của mình thành ngôi nhà thông minh cũng không phải là chuyện quá khó.

Xem thêm:


Thiết bị thông minh tiết kiệm điện là xu hướng tương lai

Tình trạng lãng phí điện đang diễn ra chủ yếu tại nhiều công sở, trường đời , xưởng sinh sản , những điểm công cộng… Đèn và các thiết bị điện vẫn bật Khi chẳng sở hữu người thường dùng . các Chương trình thấp điện lực chưa đem lại hiệu quả cao bởi xuất hiện là kêu kêu , tùy thuộc vào ý thức người dùng. sử dụng thiết bị bật tắt đèn thông minh , tình trạng thiếu điện hàng năm sẽ được cải thiện đáng kể. này là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc kinh doanh tập đoàn Nhà sáng dạ SmartHome.

vì buổi tọa đàm về "Đèn Led và thiết bị Bật tắt đèn thông minh " diễn ra hôm 27/3 tại Hà Nội, chỉ đạo sang trọng của SmartHome được biết sử dụng thiết bị bật tắt đèn thông minh , đèn sẽ tự động bật Lúc phát hiện sở hữu người đến vào vùng cảm ứng & tắt Khi chả có người. "Bật tắt đèn thông minh SmartHome làm việc dựa trên kỹ nghệ cảm ứng hồng ngoại thân nhiệt và có concept để sở hữu thể kết nối tạo thành một hệ thống điều khiển đồng thời nhiều thiết bị, hoạt động theo 1 số kịch bản tiết kiệm năng lượng khác nhau được những hộ gia đình và khu công cộng, chẳng hạn sở hữu thể Tìm những thời địa điểm bật đèn nhất quyết trong ngày hoặc bật trong thời gian bao lâu", ông Hùng nói.


sử dụng thiết bị bật tắt đèn thông minh , tình trạng thiếu điện hàng năm sẽ được cải thiện đáng kể

Bật tắt đèn sáng dạ SmartHome được nói là giải pháp mang thuộc tính thực tiễn cao để thực hiện hiệu quả việc tương đối rẻ năng lượng. bây giờ , thiết bị Bật tắt đèn thông minh SmartHome đã được đưa vào vận dụng mênh mông trên thật tế vì nhiều nhà máy, tòa nhà, hộ người nhà giống y như các nhà máy của Canon Việt Nam, nhà máy Dầu thật vật quang đãng Minh, nhiều khu đô thị và những nhà chung cư ở Hà Nội, TP. HCM…






SH-D2, 1 trong các thiết bị bật tắt đèn sáng dạ tiết kiệm điện bởi tổ chức SmartHome nghiên cứu & phát triển  
Buổi tọa đàm về "Đèn Led và thiết bị Bật tắt đèn thông minh " bởi Diễn đàn Nhà báo Môi trường Việt Nam, Hội Khoa học công nghiệp sử dụng năng lượng tương đối rẻ & nhanh nhất Việt Nam… phối hợp tổ chức nhân chiến dịch Giờ địa cầu đang diễn ra tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên toàn Vậy giới. khâu kiện giúp được 1 số nhà khoa học, phóng viên báo chí và 1 vài tổ chức thảo luận về những tác phẩm , giải pháp mang tính thực tiễn cao để thật hiện sở hữu mục đích tiết kiệm năng lượng.

Xem thêm vấn đề bạn có thể đang quan tâm:
>>Làm cách nào để sử dụng các thiết bị điện thông minh

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Lợi hại của bóng đèn thông minh: tiện lợi ra sao và bất tiện chỗ nào?

Tinhte_chia_se_ve_bong_den_thong_minh_HEADER.jpg
Trong thời gian gần đây chúng ta được nghe nói khá nhiều về cụm từ bóng đèn thông minh, hay bóng đèn có khả năng kết nối với thiết bị di động (qua Bluetooth, Wi-Fi hoặc các kết nối không dây khác). Đây là một loại đồ chơi công nghệ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng 2 năm trước, và giờ thì trên thị trường đã có khá nhiều các loại mắc rẻ cho chúng ta lựa chọn. Mới nghe thì có vẻ đã, nằm một chỗ xài điện thoại tắt mở, chỉnh chỉnh đèn, cho chớp chớp theo nhạc. Nhưng liệu mọi thứ có sướng như những gì chúng ta nghĩ? Mình đã bắt đầu xài smart bulb từ hai năm qua và có vài chia sẻ với các bạn về trải nghiệm, những cái sướng cũng như các điểm bất lợi của bóng đèn thông minh, ngoài ra còn có vài tiêu chí cần để ý khi chọn mua loại thiết bị này.

1. Mua và lắp đặt 

Mình sắm được cái bóng đèn thông minh đầu tiên của mình ở Đài Loan, thời đó thì loại thiết bị này mới bắt đầu nổi lên nên tại Việt Nam rất khó tìm. Sản phẩm mình mua có tên là Gunilamp. Anh em có thể tham khảo bài trên tay của mình để biết thêm chi tiết. Ngoài ra mình còn có dịp xài thử 1 bóng Philips Hue, 1 bóng Samsung Smart Bulb và 1 bóng của hãng MiPow xách từ Mỹ về.

Loại bóng này sử dụng chuôi vặn E27, tức là chuôi tiêu chuẩn nên có thể gắn vừa vào hầu hết các đế đèn hoặc cây đèn gia dụng ở nước ta. Đèn gắn tường cũng chơi được luôn. Lưu ý là còn một loại chuôi nhỏ hơn mang tên E14 cũng được khá nhiều hãng đồ gia dụng xài, anh em nhớ coi trước đế đèn ở nhà mình dùng loại nào để chọn mua chuôi của bóng đèn thông minh cho phù hợp. Nếu ra tiệm điện thì chỉ cần nói "chuôi lớn" thì người ta sẽ biết là E27, "chuôi nhỏ" là ám chỉ E14.

Den_thong_minh_Philips.jpg
Đèn thông minh Misfit Bold

Nói về loại bóng thì cái của mình dùng là bóng LED. Hiện tại tất cả mọi bóng đèn thông minh mà từng thấy cũng như từng dùng qua đều xài công nghệ LED cả, không còn dùng loại compact hay dây tóc. Lợi ích của bóng đèn LED đó là cực kì tiết kiệm điện và tỏa nhiệt ít, ngoài ra tuổi thọ cũng lâu hơn những bóng truyền thống, tiết kiệm chi phí hơn. Công suất của bóng là 10W, đủ dùng thay đèn vàng thôi chứ chưa thể thay cho bóng neon hay bóng có cường độ sáng cao. Mình sẽ nói rõ hơn về công suất ở bên dưới.

Sau khi mua về thì việc lắp đặt bóng không có gì khó khăn. Trên tường mình đã có sẵn một cái đế dành cho bóng đèn compact cũ rồi, chỉ cần gỡ bóng cũ ra rồi gắn bóng thông minh vào là xong. Quá trình này cũng sẽ tương tự cho hầu hết các bóng thông minh khác trên thị trường, từ những hãng tên tuổi như Philips, Misfit cho đến những nhà sản xuất nhỏ hơn.

2. Sử dụng bóng đèn thông minh: sướng và khổ 

Giờ thì đã lắp đặt xong rồi, bắt đầu dùng thôi. Do đây là bóng thông minh nên để điều khiển được nó thì bạn sẽ cần đến một app trên smartphone hoặc tablet. Bóng Gunilamp lúc trước chỉ có app cho iOS, mãi sau này mới có app cho Android. Bóng đèn Philips Hue, bóng của MiPow hay Misfit thì có sẵn app cho cả iOS và Android. Thường nhà sản xuất sẽ cung cấp link hoặc mã QR để bạn có thể quét và cài ngay app từ App Store và Play Store. Cài xong thì đến giai đoạn ghép nối, hầu hết các bóng thông minh mình từng dùng qua đều có quy trình ghép nối bóng đèn với mobile khá đơn giản và nhanh chóng, không có gì phải phàn nàn.

Den_thong_minh_MiPow.jpg
Bóng đèn thông minh của MiPow có tích hợp loa

Để kết nối với điện thoại, hầu hết các bóng thông minh sẽ dùng Bluetooth hoặc Wi-Fi. Đây là hai kết nối phổ thông mà nhiều nhà có, nhiều thiết bị có, tầm phủ sóng cũng tương đối tốt. Riêng bóng Philips Hue thì dùng kết nối ZigBee: bóng đèn sẽ nối ZigBee với cục trung tâm, rồi cục trung tâm giao tiếp với smartphone, tablet thông qua Wi-Fi.


Nói về cái sự "thông minh", hầu hết những bóng đèn thông minh hiện nay đều có những thứ cơ bản sau:
  • Cho phép bật tắt đèn từ mobile
  • Cho phép đổi độ sáng
  • Cho phép đổi màu đèn (vài bóng MiPow không làm được)
  • Gài giờ để bật tắt đèn, ví dụ như tự tắt vào 12 giờ đêm và tự bật lại vào 6 giờ sáng
  • Chạy các chế độ chớp tắt, sáng tối hay đổi màu tự động, phù hợp khi muốn "quẫy" tiệc tại gia hay muốn tạo không khí sôi động
  • Một số hãng như Philips cho phép điều khiển nhiều bóng đèn cùng lúc, có thể lên đến cả chục bóng trong một nhà
Tất cả những tính năng nói trên đều phải thực hiện thông qua điện thoại di động hoặc máy tính bảng, và đây vừa là ưu điểm nhưng cũng chính là nhược điểm đầu tiên của smart bulb. Ưu ở tính tiện dụng: có nhiều thứ để tinh chỉnh cho nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ để đọc sách thì bạn tăng sáng lên, khi dẫn bạn gái về nhà thì để đèn mờ mờ chút xíu. Khi mở tiệc thì chơi đèn đỏ tím xanh vàng cho vui, lúc ở một mình buồn buồn thì chuyển qua màu hồng hoặc tím mộng mơ.

App_dieu_khien.jpg
Giao diện điều khiển màu, độ sáng đèn của Philips Hue

Ngoài ra, nếu nhà rộng, bạn còn có thể sử dụng đèn thông minh để điều khiển nhiều bóng cùng lúc. Những tính năng như hẹn giờ tự động tắt mở cũng giúp ích khá nhiều cho những bạn nào hay quên tắt đèn trước khi ngủ. Nói cách khác, bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các bóng đèn của mình, không chỉ là tắt mở đơn thuần như bóng compact hay bóng dây tóc nữa.

Nhưng mỗi lần đổi màu hay tăng giảm độ sáng như thế, mình lại phải đi tìm cái điện thoại của mình, chạy app lên, chờ vài giây để kết nối, rồi lại phải đi qua một đống menu trước khi tới được tính năng cần chỉnh. Trải nghiệm này thật sự không dễ chịu tí nào, nhất là khi bạn đang cần chỉnh gấp, hay những lúc đi làm về đã mệt rồi mà còn phải chỉnh cả đống thứ như vậy thì thật là không vui.

Một giải pháp khả thi để vẫn có thể xài bóng thông minh nhưng không cần đến điện thoại đó là xài remote. Với một chiếc remote, bạn sẽ điều khiển bóng đèn giống như là điều khiển TV hay đầu đĩa, máy lạnh. Remote có thể hoạt động ngay tức thời, bỏ qua hết mọi giai đoạn khởi động hay chạy app phức tạp. Ngay cả khi đang rất mệt mỏi thì bạn cũng chỉ cần nhấn một hai nút trên remote là xong. Một số hãng như Philips và các công ty nhỏ có đưa ra lựa chọn điều khiển bằng remote cho sản phẩm của mình, trong khi các hãng lớn còn lại như Misfit, Samsung, LG thì đều phải dùng app trên di động, không thấy bán remote. Nếu có thì cũng chỉ cho mục đích trưng bày chứ không bán cho người dùng.

Philips-Hue-Tap.jpg
Remote riêng dùng với bóng Philips Hue

3. Giá bán và việc tìm mua 

Chắc chắn là hiện tại bóng đèn thông minh không hề rẻ so với việc xài bóng không thông minh. Kể cả bóng đèn LED đời mới không thông minh thì vẫn rẻ hơn khá nhiều so với bóng có kết nối Bluetooth hoặc Wi-Fi. Bóng Gunilamp mình mua có giá khoảng 45$ hồi năm 2013, Philips Hue thì bán bộ 3 bóng kèm cục trung tâm giá 199$ (có bán bóng lẻ khoảng 20$/bóng nhưng bạn phải có sẵn cục trung tâm mới được), bóng MiPow tích hợp loa Bluetooth có giá khoảng 80-90$, bóng Misfit Bolb thì khoảng 50$.

So với con số 150.000 đến 255.000 đồng của các bóng LED Điện Quang, Rạng Đông hay 270.000 đồng của LED Philips thì rõ ràng chênh lệch giữa bóng thông minh và không thông minh là rất lớn. Nếu bạn chỉ mua 1 bóng thì có thể cũng không là vấn đề gì, nhưng bạn cần gắn nhiều bóng cho nhiều phòng trong nhà thì đây là một khoản đầu tư không hề nhỏ mà bạn cần cân nhắc kĩ. Trong khi đó, với số tiền tương tự, bạn đã có thể gắn được cả một dàn bóng LED bình thường đáp ứng đầy đủ nhu cầu chiếu sáng của gia đình, chỉ không được cái sướng là nằm điều khiển từ xa mà thôi.
Gunilamp.jpg

Nhưng ngay cả khi có tiền thì việc tìm mua bóng LED thông minh ở Việt Nam cũng có khá khó khăn. Thường bạn sẽ phải đi mua ở những chỗ chuyên bán đồ chơi công nghệ hay nhờ người xách tay từ nước ngoài về chứ mình chưa thấy chỗ nào bán chính hãng ở nước ta cả. Mà mua xách tay như thế thì bạn phải chịu rủi ro đó là lỡ như bóng bị hỏng thì sẽ không được bảo hành ở Việt Nam, bạn buộc phải gửi ngược lại nơi mua để bảo hành, lúc đó rất tốn tiền cũng như tốn thời gian của bạn. Chưa kể đến rủi ro dễ bị vỡ, hỏng bóng trong lúc vận chuyển nữa.

4. Mình vẫn muốn mua bóng đèn thông minh, nên chọn thế nào? 

Nếu bạn vẫn quyết định mua bóng đèn thông minh, có một số lưu ý sau:

1. Chọn chuôi đèn cho phù hợp với đế hay cây đèn ở nhà. Như đã nói ở trên, chúng ta có hai loại chuôi phổ biến là E27 và E14, trong đó hầu hết các bóng thông minh đều dùng E27 (có loại dùng E26, không sao, vẫn có thể gắn vào chuôi 27 được). Thông tin này có ghi rõ trên trang web của nhà sản xuất. Bạn nhớ coi kĩ đế đèn của mình ở nhà có phải là E27/26 hay không thì hẵn mua, chứ mua về mà không dùng được thì phí.

2. Điện thế đèn: hầu hết các bóng đèn thông minh đều có thể tương thích với điện 110V đến 230V, tức là có thể dùng với mọi nơi trên thế giới. Nhưng dù gì đi nữa thì bạn cũng nên kiểm tra lại thông số về điện thế trước khi mua, lỡ mua phải bóng 110V ở Mỹ thì về Việt Nam sẽ không thể xài được do nước ta dùng điện 220V.

3. Công suất đèn: công suất ở đây được biểu thị bằng Watt (W). Thường thì công suất càng lớn thì bóng đèn sẽ càng sáng hơn, nhưng điều đó không nhất thiết phải đúng do hiệu suất phát quang của chip LED bên trong sẽ khác nhau. Chủ yếu Watt sẽ cho bạn biết về mức độ tiêu thụ điện của đèn. Nhìn chung bạn có thể chọn bóng khoảng 6-8W cho nhu cầu chiếu sáng nhẹ buổi tối hay thắp sáng phòng ăn, còn nếu để chiếu sáng cho nhu cầu làm việc, đọc sách thì nên chọn công suất khoảng 10W trở lên.

Cũng liên quan đến công suất, có thể bạn sẽ thấy một thông số gọi là “công suất quy đổi” hay “công suất tương đương". Ví dụ: công suất bóng LED 10,5W - công suất tương đương 85W. Dòng này có nghĩa là bóng LED chỉ tốn 10W điện để có thể phát sáng bằng với một bóng dây tóc vốn phải dùng đến 85W điện.



4. Độ sáng: độ sáng này không phải đo bằng Watt mà đo bằng Lumen. Về cơ bản thì con số Lumen càng lớn là độ sáng càng mạnh. Tất nhiên, nếu bạn dùng nhiều bóng thì sẽ phải tính đến chuyện các bóng LED sẽ cùng phối hợp chiếu sáng với nhau như thế nào nữa. Điều này thì bạn nên lấy lời khuyên từ những chuyên gia thiết kế chiếu sáng thì sẽ tốt hơn vì nó còn tùy thuộc vào kiến trúc nhà, nhu cầu chiếu sáng ra sao và nhiều yếu tố khác.

Bạn quan tâm có thể xem thêm tại đây:
>> thiết bị điện thông minh


Nguồn tinhte.vn